Hiện tượng biến đen của tôm



Black discoloration of Shrimp
1. Cơ chế chung  
Biến đen là hiện tượng hư hỏng đặc biệt trong quá trình chế biến bảo quản tôm nguyên liệu. Cơ chế của hiện tượng này như sau:

Trong tôm hệ enzyme polyphenoloxydase nằm trong lớp màu màng trong suốt dưới vỏ, khi tôm chết lớp màng bị vỡ polyphenoloxydase được giải phóng, xúc tác phản ứng oxy hóa các hợp chất phenol tạo các phức có màu nâu đen.
2. Điều kiện của quá trình biến đen
+ pH­th (E) = 6 thì vận tốc oxy hóa cao ở tôm sú (monodon).
+ pH­th (E) = 8 với tôm he trắng (theo Simpon và cộng sự)
+ pH­th (E) = 6,5 đối với tôm hùm (theo Chen và cộng sự).
+ t0 = 400C  với tôm sú (monodon) Khánh Hòa.
+ t0 = 30 ÷ 350C với tôm hùm.
+ t0 = 450C với tôm sú Đài Loan.
Tôm he trắng nhiệt độ thích hợp của enzyme polyphenoloxydase là 400C. Như vậy khoảng nhiệt độ thích hợp trung bình của enzyme xúc tiến quá trình tôm đen là 30÷400C.
Ở 40C hoạt động của enzyme polyphenoloxydase còn 19,1% so với ban đầu. Như vậy khi bảo quản tôm trong nước đá hiện tượng biến đen vẫn xảy ra nhưng chậm.
Hoạt động của enzyme polyphenoloxydase ở các cơ quan trên thân tôm là khác nhau. Hoạt độ của enzyme này ở phần đầu là cao nhất. Nếu coi hoạt độ của enzyme polyphenoloxydase ở phần đuôi là 1 thì ở phần thân là 3,1 và ở phần đầu là 9,8.
3. Các biện pháp chống biến đen
Bảo quản nước đá kết hợp hóa chất (Nguyễn Việt Dũng, 1998)
-         Nếu bảo quản bằng nước đá tỷ lệ 2:1 thì thời gian bảo quản là 3 ngày.
-         Nếu bảo quản bằng nước đá kết hợp với Kalisorbate 0,1% thì thời gian bảo quản là 6 ngày.
-         Nếu bảo quản trong hỗn hợp sau thì thời gian bảo quản được 17 ngày.
+   Kalisorbate (KS) 0,1%.
+   Natritripolyphosphat (Na5P3O10) 0,05%.
+   NaCl 3%
+  Nước đá 2/1
-         Nếu bảo quản bằng hỗn hợp.
+   4hexyresol (hexyResolcinol) 50ppm
+   Acid citric 1%
+   KS 0,1%
+   Na5P3O100,05%
+   Nước đá 2/1
=> Thời gian bảo quản được 20 ngày
Ngoài ra có thể bảo quản bằng BL7P, NaHSO3, acid citric....
Previous
Next Post »